Giỏ hàng

Mách mẹ 4 bước để những giờ chơi với trẻ luôn vui vẻ và hữu ích

Mẹ mua cho bé rất nhiều đồ chơi xếp hình trí tuệ nhưng liệu mẹ có biết cách chơi với bé sao cho vui vẻ mà lại có tác dụng tốt tới sự phát triển của trẻ? Duka mách mẹ 4 bước dưới đây và những lưu ý khi cha mẹ chơi với con cái nhé.

Bước 1: Phân loại và hiểu tính chất của từng loại đồ chơi

Đồ chơi tạo cảm giác

Những đồ chơi như sáp nặn, đất sét, bóng bay,… được gọi là đồ chơi tạo cảm giác vì khi chơi trẻ phải sử dụng tay, miệng để tạo thành những hình thù cụ thể, từ đó giúp trẻ nhận biết và khám phá nhiều hơn.

Đồ chơi nguyên nhân và kết quả

Cơ chế hoạt động của loại đồ chơi này là khi trẻ tác động nên bằng cách bấm nút hay đập, lắc sẽ có một sự việc xảy ra. Chẳng hạn như đồ chơi con cá sấu, khi trẻ nhấn vào những cái răng, miệng con cá sấu có thể khép lại, nếu không nhanh rút tay ra, tay trẻ sẽ bị kẹt lại trong miệng.

Đồ chơi ghép hình

Loại đồ chơi trẻ em này thì rất quen thuộc với nhiều trẻ vì mức độ phổ biến của nó. Trẻ sẽ phải ghép các miếng ghép phù hợp để tạo ra hình thù có ý nghĩa.

Đồ chơi đóng vai

Bộ đồ chơi này giúp trẻ hình dung bản thân đang trong một hoạt cảnh cụ thể, như nông trại, căn bếp, trên tàu. Trẻ sẽ phải tưởng tượng mình là nhân vật trong đó, sẽ hoạt động, cư xử cụ thể như thế nào.

Đồ chơi xếp hình trí tuệ

Mỗi loại đồ chơi khác nhau lại có những cách chơi khác nhau

Bước 2: Sắp xếp đồ chơi hợp lý

Để mỗi đồ chơi đều vui vẻ, mẹ cần phải “quán triệt” cách sắp xếp sau khi trẻ chơi xong. Mẹ hãy mua cho trẻ tủ, kệ, hộc hay túi để trẻ có không gian riêng cất đồ, đồng thời tự quy định với trẻ nơi xếp của từng loại đồ chơi. Như vậy, sau khi chơi xong, trẻ sẽ chủ động cất đi mà mẹ không phải phiền lòng về tình trạng “đồ chơi bừa bãi” nhé.

Bước 3: Cách chơi với trẻ

Khi có một bộ đồ chơi mới, cha mẹ và trẻ nên cùng tìm hiểu hoặc với trẻ lớn hơn, mẹ nên để cho trẻ tự đọc hướng dẫn, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn. Khi chơi, mẹ nên nói với về đồ chơi và nói chuyện song song với trẻ. Với trẻ nhỏ, mẹ có thể dung các câu ngắn để diễn tả lại hành động mà mẹ và trẻ đang làm. Ví dụ: “Tàu đang chạy rồi” hay nói với trẻ “Con tìm giúp mẹ miếng ghép”.

Sự giao tiếp trong quá trình chơi rất quan trọng, trẻ sẽ học được kĩ năng giao tiếp, phát triển khả năng ngôn ngữ và bộc lộ cảm xúc.

Đồ chơi xếp hình trí tuệ cho trẻ

Khi chơi cùng con, mẹ nên nói chuyện và thể hiện cảm xúc qua lời nói

Bước 4: Sáng tạo trong cách chơi

Với nhiều loại đồ chơi, hai mẹ con không nhất thiết phải chơi theo hướng dẫn mà có thể tự nghĩ ra cách chơi. Chẳng hạn với đồ chơi xếp hình, sau khi lắp theo hướng dẫn, mẹ nên khuyến khích trẻ tháo ra và lắp ghép lại các hình thù khác. Điều này vừa tốt cho khả năng sang tạo của trẻ lại vừa tiết kiệm và tái sử dụng được đồ chơi nhiều lần.

Ban biên tập Duka.vn

Danh mục tin tức

SHIP COD TOÀN QUỐC

Thanh toán khi nhận sách

MIỄN PHÍ ĐỔI TRẢ HÀNG

trong vòng 10 ngày

Hotline:

0862297896